Tổng quan về vấn đề hôi miệng: Nguyên nhân và giải pháp

Thực sự rất mất tự tin khi bản thân gặp phải vấn đề nhạy cảm là hôi miệng. Nhưng nếu có kiến thức tổng quan về vấn đề này, biết được nguyên nhân cụ thể, chắc chắn bạn sẽ tìm được một giải pháp phù hợp cho bản thân. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết nhất!

Hôi miệng là một hiện tượng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ trong khoang miệng
Hôi miệng là một hiện tượng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ trong khoang miệng

Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng là một hiện tượng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng nặng thường có hơi thở rất khó chịu, thậm chí thở thông thường qua mũi cũng bị phát hiện, đặc biệt khi nói cười hoặc thở bằng miệng. Mặc dù không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, công việc… nhất là những người thường xuyên phải giao tiếp.

Mùi hôi miệng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc hoặc nguyên nhân gốc rễ gây hôi miệng. Một số người có thể quá lo lắng về mùi hơi thở của mình, mặc dù chỉ ở mức nhẹ hoặc không có mùi. Trong khi, những người khác có thể gặp hôi miệng nặng mà không nhận ra. Vì vậy, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân xác nhận với bạn về mùi hơi thở của mình hoặc có thể tham khảo cách nhận biết hơi thở có mùi để tự kiểm tra xem mình có đang bị hôi miệng hay không.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Theo một nghiên cứu trên 2.000 người của Đại học KU Leuven (Bỉ) công bố năm 2009 trên tạp chí nha khoa uy tín Journal of Clinical Periodontology, có đến 76% trường hợp hôi miệng là do xuất phát từ các nguyên nhân tại môi trường miệng, còn lại 24% là do các nguyên nhân khác từ tai mũi họng, hệ tiêu hóa…

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể bắt nguồn từ môi trường miệng hoặc các bệnh đường tiêu hoá
Nguyên nhân gây hôi miệng có thể bắt nguồn từ môi trường miệng hoặc các bệnh đường tiêu hoá

1. Nguyên nhân từ khoang miệng

  • Đồ ăn: Sự phân hủy của các mảnh thức ăn trong và xung quanh răng của bạn có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số loại thực phẩm như hành, tỏi và gia vị cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Sau khi bạn tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ xâm nhập vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Những người hút thuốc và sử dụng thuốc lá uống cũng có nhiều khả năng mắc bệnh nướu răng – một nguyên nhân gây hôi miệng khác.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, các mảnh thức ăn còn sót lại trong miệng sẽ hình thành mảng bám gây hôi miệng. Nếu không được loại bỏ, mảng bám có thể gây kích ứng nướu (viêm nướu/lợi) và cuối cùng hình thành các túi chứa đầy mảng bám giữa răng và nướu (viêm nha chu). Hoặc những người làm răng sứ nếu không được làm sạch thường xuyên hoặc không khít có thể trở thành nơi chứa vi khuẩn gây mùi và các mảnh thức ăn.
  • Nấm lưỡi: Trường hợp gây nên hôi miệng là do nấm lưỡi Candida phát triển mạnh, tấn công về mặt lưỡi gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Những ổ vi khuẩn này thường gây nên mảng bám màu trắng có thể quan sát tại một số vị trí như niêm mạc má, lưỡi, nướu răng, vòm miệng, amidan, gây nên tình trạng mùi hôi khó chịu bên trong khoang miệng.
  • Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các vi khuẩn gây mùi hôi. Tình trạng khô miệng có thể góp phần gây hôi miệng do lượng nước bọt sản xuất giảm. Khô miệng xảy ra một cách tự nhiên trong khi ngủ, dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng và tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu bạn ngủ há miệng. Khô miệng mãn tính có thể do tuyến nước bọt của bạn có vấn đề và một số bệnh.
  • Nhiễm trùng trong khoang miệng: Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi. Do vết thương phẫu thuật sau phẫu thuật răng miệng, chẳng hạn như nhổ răng, do sâu răng, bệnh nướu răng hoặc nhiệt miệng.

2. Nguyên nhân khác

  • Tai mũi họng: Hơi thở hôi đôi khi có thể xuất phát từ những viên sỏi nhỏ hình thành trong amidan và được bao phủ bởi vi khuẩn tạo ra mùi hôi. Bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang… dịch mũi chảy xuống cổ họng hình thành ổ vi khuẩn và khiến cho hơi thở có mùi.
  • Hệ tiêu hoá: Điển hình là bệnh lý liên quan đến dạ dày – trào ngược dạ dày, thực quản. Thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn gây mùi sẽ có điều kiện phát triển mạnh và tấn công trực tiếp lên khoang miệng, gây nên tình trạng hơi thở có mùi.
  • Các bệnh mãn tính như gan, thận, tiểu đường: Người mắc các bệnh này cũng có thể bị hôi miệng do sự phân hủy mỡ ở trong cơ thể.
  • Hội chứng mùi cá ươn: Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine trong thức ăn có mùi tanh, từ đó làm tích tụ chất này trong gan trước khi được đào thải ra ngoài (trường hợp này khá hiếm gặp).
  • Sử dụng thuốc điều trị: Một số các loạt thuốc có thể khiến cho hơi thở có mùi như amphetamine, chloral hydrate, phenothiazin, thuốc gây độc tế bào, disulfiram, dimethyl sulphoxide, nitrate và nitrite.

Phòng ngừa hơi thở có mùi như thế nào?

Biết được nguyên nhân gây hôi miệng, bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau để phòng ngừa hơi thở có mùi từ khoang miệng như:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ 2 lần/ngày và cạo lưỡi thường xuyên. Thay bàn chải lông mềm 3 hoặc 4 tháng một lần sau khi sử dụng.
  • Đi lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
  • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt nhiều hơn, giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt, ngăn hơi thở có mùi
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa đường.
  • Tránh một số thức ăn gây mùi như hành, tỏi.
  • Không hút thuốc lá.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng tiết nước bọt, hạn chế bị khô miệng.
  • Hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn nên đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng miệng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Giải pháp cho bệnh hôi miệng

Giải pháp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi
Giải pháp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi

Khi phát hiện bị hôi miệng kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hầu hết, nguyên nhân thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý về răng miệng. Do đó, trước tiên, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân đến từ trong miệng, nếu có viêm nhiễm trong miệng như cao răng, sâu răng, mảng bám, viêm quanh răng, người bệnh cần được thực hiện các can thiệp nha khoa trước tiên.

Nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn thấy hôi miệng, thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có can thiệp xử trí phù hợp.

Để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, chúng tôi có đưa ra 2 hướng giải pháp mà bạn có thể tham khảo:

1. Giải pháp tạm thời

Một trong những biện pháp có thể mang lại hiệu quả tức thời là sử dụng các sản phẩm giúp tạo cảm giác sạch miệng tạm thời và mùi dễ chịu như nước súc miệng, xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su… Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả tạm thời này thì các sản phẩm này cũng có hạn chế là chỉ mang tính “ngụy trang” triệu chứng bên ngoài nhưng không thể xử lý hôi miệng một cách căn bản và lâu dài vì không nhằm để tiêu diệt vi khuẩn trong thời gian dài.

Đồng thời, việc lạm dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn tạo mùi cũng vô tình diệt luôn các lợi khuẩn trong khoang miệng, mà vốn dĩ rất cần thiết cho khoang miệng và cơ thể. Điều này sẽ khiến cho hệ vi sinh trong khoang miệng bị rối loạn, giảm tiết nước bọt, răng giòn dễ vỡ và có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Bài viết hữu ích: 

2. Giải pháp dứt điểm

Xử lý bệnh hôi miệng dứt điểm là một quá trình lâu dài, không thể hy vọng sẽ chấm dứt ngay lập tức chỉ trong 1-2 ngày, mà cần sự kiên trì cùng những biện pháp đúng và hợp lý. Vì nguyên nhân chính là xuất phát từ khoang miệng nên ưu tiên hàng đầu là giải quyết dứt điểm các vi khuẩn có hại (gây mùi). Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi, kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, có một giải pháp giúp cải thiện vấn đề hôi miệng đã được kiểm chứng lâm sàng và khuyến cáo trên toàn cầu từ các tổ chức WGO (tổ chức tiêu hóa thế giới), tổ chức WHO (tổ chức Y tế thế giới). Hiện tại, đang được áp dụng ở Nhật Bản với hơn 6000 phòng khám nha khoa, đó là bổ sung lợi khuẩn L.reuteri Prodentis (hay có tên thương mại là BioGaia Prodentis).

BioGaia Prodentis - Men vi sinh nha khoa giải quyết tận gốc vấn đề hôi miệng
BioGaia Prodentis – Men vi sinh nha khoa giải quyết tận gốc vấn đề hôi miệng

Viên ngậm men vi sinh nha khoa BioGaia Prodentis cải thiện hôi miệng dựa trên cơ chế bổ sung trực tiếp lợi khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại (gây mùi) và tái cân bằng hệ vi sinh khoang miệng. Những lợi khuẩn tại khoang miệng đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc làm sạch, bảo vệ răng và nướu, cải thiện men răng, ngăn sâu răng, chảy máu chân răng và các vấn đề về viêm (viêm nướu, viêm nha chu) ở khoang miệng. Ngoài ra, lợi khuẩn hình thành màng bảo vệ chống lại việc sản sinh các vi khuẩn không mong muốn, vì vậy ngăn chăn sự xuất hiện trở lại mùi hôi miệng trong một thời gian dài.

Bạn có thể xem video dưới đây để hiểu hơn về cơ chế tác dộng của BioGaia Prodentis đối với cải thiện tình trạng hôi miệng như thế nào nhé!

Nghiên cứu lâm sàng công bố năm 2012 của giáo sư nổi tiếng người Đan Mạch, Svante Twetman, đã cho thấy việc sử dụng lợi khuẩn L.reuteri Prodentis có tác dụng giảm đến 85% các vi khuẩn có hại gây hôi miệng, và có tác dụng giảm hôi miệng sau 2-4 tuần sử dụng.

L.reuteri Prodentis cải thiện tình trạng hôi miệng sau 2-4 tuần
Sử dụng lợi khuẩn L.reuteri Prodentis cải thiện tình trạng hôi miệng sau 2-4 tuần

Ngoài ra, chủng lợi khuẩn L.reuteri Prodentis là lợi khuẩn tốt cho cả hệ tiêu hóa, được tổ chức FDA (Mỹ) công nhận tính an toàn, do đó cũng góp phần cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các nguyên nhân gây hôi miệng từ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng một cách toàn diện.

Xem thêm:

Giới thiệu men vi sinh nha khoa BioGaia Prodentis

BioGaia Prodentis là sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ BioGaia AB Thụy Điển. Sản phẩm có chứa 2 chủng lợi khuẩn là: L.reuteri DSM 17938 và L.reuteri ATCC PTA 5289.

Tiếp nối sự thành công của chủng khuẩn L. reuteri DSM 17938 có trong sản phẩm BioGaia Protectis trong việc chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa và miễn dịch, BioGaia Prodentis có thêm chủng lợi khuẩn L.reuteri ATCC PTA 5289 giúp bảo vệ cơ thể toàn diện, khởi đầu từ khoang miệng.

BioGaia Prodentis - Men vi sinh 2in1 cải thiện vấn đề tiêu hoá và răng miệng
BioGaia Prodentis – Men vi sinh 2in1 cải thiện vấn đề tiêu hoá và răng miệng

Đặc biệt đối với các vấn đề về sức khỏe rặng miệng, BioGaia Prodentis có 51 kiểm chứng lâm sàng, trong đó:

  • 42 nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi/ mù đơn, thử nghiệm kiểm soát giả dược trên 1913 đối tượng
  • 6 nghiên cứu mở với 285 đối tượng
  • 9 nghiên cứu cho trẻ từ 4-18 tuổi, với 428 đối tượng

Các nghiên cứu có thể bạn cần kiểm chứng để ra quyết định:

Xem thêm tổng hợp hơn 50 nghiên cứu lâm sàng của BioGaia Prodentis tại các link dưới đây:

Mức độ an toàn & đối tượng sử dụng: Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, trẻ em > 2 tuổi, người lớn, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Sản phẩm có 2 vị: Vị táo và vị bạc hà, thích hợp cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, nếu dùng cho trẻ nhỏ ưu tiên chọn vị táo vì khi ngậm vị sẽ dễ chịu và không the mát như vị bạc hà.

Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết tổng quan về bệnh hôi miệng mà chúng tôi đã biên tập được sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc có câu hỏi liên quan đến sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

Cách thức liên hệ và đặt hàng:

1. Đặt hàng Online tại website bioprodentis.com
2. Đặt hàng tại Fanpage BioGaia Prodentis Viet Nam
3. Gọi đến Hotline 024 2222 2282 – 0588 888 389

BioGaia làm việc vào giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần.
Vào các ngày nghỉ chúng tôi có thể sẽ trả lời chậm hơn mọi khi một chút, mong quý khách thông cảm cho khoảng thời gian chờ đợi (nếu có) này.